Mặc dù có diện tích không lớn nhưng Việt Nam vẫn được mẹ thiên nhiên ưu ái dành tặng nhiều tài nguyên khoáng sản. Nắm được tên các mỏ khoáng sản ở Việt Nam sẽ giúp bạn xác định được vị trí của chúng trên bản đồ đất nước.
Đây sẽ là những khoáng sản được sử dụng để làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng. Đồng thời, chúng cũng là nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất.
Vùng biển Việt Nam có nhiều triển vọng về dầu khí. Theo đó, trữ lượng dầu ngoài khơi chiếm khoảng 25% trữ lượng dưới đáy biển Đông. Ước tính, có thể khai thác từ 30 – 40 nghìn thùng mỗi ngày (tương đương với 20 triệu tấn mỗi năm).
Dầu khí chiếm 67% tổng tài nguyên được phát hiện tại Việt Nam. Dầu khí của nước ta được tích tụ trong các bể trầm tích. Tên các mỏ như Sông Hồng, Phú Khánh, nhóm bể Trường Sa, Nam Côn Sơn, Cửu Long, bể Malay – Thổ Chu, mỏ Tư Chính – Vũng Mây,…
Tại Việt Nam, người ta đánh giá có tiềm năng rất lớn về than khoáng. Cụ thể:
– Than biến chất thấp (lignit – á bitum) phần lớn nằm ở phần lục địa trong bể than sông Hồng. Ước tính trữ lượng than biến chất thấp là khoảng 36,960 tỷ tấn (độ sâu 1.700m) và khoảng 210 tỷ tấn ở độ sâu 3.500m.
– Than biến chất trung bình (bitum) ở Thái Nguyên, sông Đàm Nghệ Tĩnh… với trữ lượng chỉ khoảng 80 triệu tấn.
– Than biến chất cao (anthracite) tại các bể than Quảng Ninh, Nông Sơn, Thái Nguyên, sông Đà… Trữ lượng than biến chất cao tại Việt Nam là khoảng 18 tỷ tấn. Trong đó, trữ lượng than anthracite tại Quảng Ninh là 3 tỷ tấn, đáp ứng cho nhu cầu khai thác và xuất khẩu.
Đây là quặng chứa các khoáng vật Urani có tính phóng xạ, màu xám bạc, ánh kim loại. Quặng Urani sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai. Theo kết quả nghiên cứu, các quặng Urani của Việt Nam được tìm thấy chủ yếu ở vùng núi Tây Bắc, Việt Bắc, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên. Theo dự báo, tổng trữ lượng urani của Việt Nam vào khoảng 218 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng tại Nông Sơn – Quảng Nam là 100 nghìn tấn.
Đây là những khoáng sản được khai thác để sản xuất phân bón, đồ gốm, vật liệu xây dựng,…
Nhu cầu sử dụng các loại phân bón giàu dinh dưỡng chứa lân ngày càng cao. Do đó, nhóm các khoáng sản Apatit trở thành nguồn khoáng sản quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta.
Các mỏ quặng Apatit tại Việt Nam đang tập trung tại Lào Cai thuộc 17 mỏ, điểm quặng. Trữ lượng Apatit ước tính là ~2.74 triệu tấn với 4 loại quặng:
– Loại 1 (quặng đơn khoáng) với hàm lượng P2O5 khoảng 28 – 40%.
– Loại 2 với hàm lượng P2O5 từ 18 – 25%.
– Loại 3 (quặng Apatit – thạch anh) có từ 12 – 20% hàm lượng P2O5.
– Loại 4 với hàm lượng P2O5 từ 8 – 10% và thường được gọi là quặng apatit – thạch anh – dolomit.
Đá vôi là nguyên liệu chính để sản xuất xi măng. Nó cũng phục vụ cho ngành sản xuất thủy tinh, luyện kim, hóa chất,… nhưng tương đối ít. Đá vôi có mặt tại 29 tỉnh thành trên cả nước nhưng trữ lượng phân bố không đều. Đá vôi chủ yếu tập trung tại khu vực phía Bắc, Bắc Trung Bộ. Hiện nay, người ta thống kê có khoảng 80 mỏ được thăm dò với các mức độ khác nhau. Tổng trữ lượng đá vôi tại nước ta là 8 tỷ tấn. Trong đó, mỏ đá vôi Bắc Sơn, Đồng Giao có tiềm năng lớn hơn cả.
Các mỏ khoáng sản kim loại sẽ là nguyên liệu chính để luyện kim, sản xuất kim loại,… Một số mỏ khoáng sản kim loại ở nước ta như:
Bauxite được hình thành trong quá trình phong hóa các loại đá giàu nhôm. Chúng được phân bố chủ yếu ở các khu vực quanh Xích đạo, nhiệt đới. Tại Việt Nam, các mỏ Bauxite được phân bố ở:
– Các mỏ Bauxite diaspor với trữ lượng khoảng 200 triệu tấn tại Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hải Dương, Nghệ An…
– Các mỏ Bauxite Gibsit với trữ lượng khoảng 2,1 tỷ tấn được phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên (như Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) và Bình Phước, Phú Yên…
Tại nước ta, quặng đồng được tìm thấy chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Sơn La, Hà Bắc, Lâm Đồng, Quảng Nam, Đà Nẵng… Trong đó các mỏ đồng lớn như mỏ Sinh Quyền – Lào Cai, mỏ Yên Châu – Sơn La, mỏ Sơn Động – Bắc Giang…
Quặng sắt tại nước ta có 4 loại chính là skarn, nhiệt dịch, phong hóa và biến chất. Tên các mỏ khoáng sản ở Việt Nam – quặng sắt có thể kể đến tại Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Cao Bằng,… Mỏ Thạch Khê – Hà Tĩnh có trữ lượng lớn đến 550 triệu tấn. Một số mỏ sắt nổi tiếng như Tùng Bá – Hà Giang, Trại Cao – Thái Nguyên, Trấn Yên – Yên Bái, Vản bàn – Lào Cai…
Đất hiếm là nguyên liệu được ứng dụng trong nhiều hoạt động sản xuất. Tại Việt Nam, trữ lượng đất hiếm vào khoảng 10 triệu tấn tập trung tại các mỏ như mỏ Nậm Xe, Đông Pao của Lai Châu, mỏ Mường Hum – Lào Cai, mỏ Yên Phú – Yên Bái….
Nguồn tài nguyên Titan của Việt Nam được đánh giá là đa dạng, phong phú với hơn 663 triệu tấn. Các mỏ quặng Titan tại nước ta có hai loại chủ yếu được phân bố tại Thái Nguyên và Tuyên Quang:
Vàng là một trong những tài nguyên kim loại có giá lớn. Tại nước ta, đã phát hiện gần 500 điểm quặng và mỏ vàng. Gần 30 mỏ đã được tìm kiếm và tiến hành khai thác với sản lượng khoảng 300 tấn vàng.
Các mỏ vàng gốc tập trung chủ yếu tại khu vực miền núi phía Bắc, Tây Bắc. Vùng có biểu hiện khoáng hóa vàng tập trung nhiều tại Đồi Bù (Hòa Bình). Các mỏ như Cao Răm, Da Bạc, Kim Bôi,… có trữ lượng vàng khoảng 10 tấn. Đây cũng là vùng quặng vàng triển vọng cần được khai thác khoa học và hợp lý.